Để tránh gặp rủi ro khi mua nhà, người mua nên chọn nhà đất
đã được cấp Giấy chứng nhận. Ảnh minh họa
Vì vậy, để tránh rủi ro, người mua nên chọn nhà đất đã có Giấy chứng nhận, tìm hiểu xem đất có tranh chấp không. Bên cạnh đó, người mua cũng cần tìm hiểu thông tin quy hoạch để xác định nhà đất mình định mua có nằm trong quy hoạch không. Người mua có thể thông qua cán bộ tư pháp, cán bộ địa chính tại UBND xã, phường, thị trấn để tìm hiểu những thông tin này.
Bộ luật Dân sự, Luật Công chứng cũng quy định, với hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, các bên buộc phải lập hợp đồng bằng văn bản và được cơ quan có thẩm quyền công chứng.
Về thủ tục, các bên phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại một trong các phòng công chứng/văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất. Sau khi công chứng hợp đồng, một trong các bên phải kê khai, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
Hồ sơ gồm: Tờ khai đăng ký biến động, tờ khai nộp lệ phí trước bạ, tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc diện phải nộp), bản vẽ mô tả vị trí nhà đất chuyển nhượng từ nhà đất ra đến trục đường chính; hai bản chính hợp đồng công chứng và bản sao có công chứng hoặc chứng thực các giấy tờ sau: hộ khẩu, CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu), Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bên mua, bên bán, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với trường hợp đã ly hôn nhưng hiện tại chưa kết hôn với ai, vợ hoặc chồng đã chết nhưng chưa kết hôn với ai, người độc thân). Mỗi bản sao nói trên cần chuẩn bị 2 bản.
Đương sự có thể công chứng bản sao đồng thời khi ký hợp đồng công chứng để giảm thời gian đi lại.